Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Thương hiệu Việt “nhờ nhờ” trong tâm trí khách hàng
Cuộc chiến cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa không phải trên từng sản phẩm cụ thể mà là cạnh tranh trong tâm trí khách hàng. Nhưng định vị về những sản phẩm "made in Vietnam" dường như vẫn chỉ "nhờ nhờ", thậm chí bằng 0 đối với khách quốc tế.

 



LTS: Sau bài viết "Tại sao phải gồng mình với công nghiệp hiện đại" của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, độc giả Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ đồng cảm với ý kiến này và vạch ra chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản Việt.


 


Theo ông Tuấn Anh, những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia với thế giới. Nhưng đến nay, hình ảnh Việt Nam mới chỉ "nhờ nhờ", không sắc nét trong tâm trí khách hàng toàn cầu.


 


Không hẳn là chúng ta không có các sản phẩm được thế giới chấp nhận. Được chấp nhận, thì chúng ta mới xuất khẩu được hàng chục tỉ USD mỗi năm với những sản phẩm như gạo, nông, hải sản, may mặc, giầy dép, đồ thủ công mỹ nghệ. Quan trọng là cách làm, và chiến lược xây dựng thương hiệu Việt Nam như thế nào. Chúng ta đã lựa chọn những sản phẩm "át chủ bài" để tung ra thị trường thế giới chưa? Và chiến lược marketing cho những sản phẩm, dịch vụ đó như thế nào?


 


VEF rất mong nhận được những ý kiến tranh luận đa chiều của độc giả.


 


Cạnh tranh: không phải trên sản phẩm mà trong tâm trí


 


Thương hiệu gồm có hai phần, thường gọi là phần xác (vật chất) và phần hồn (tinh thần).


Phần xác, phần vật chất, dùng để nhận dạng, chính là nhãn, tên, biểu trưng, biểu tượng, thường được đăng ký với cơ quan quản lý để được bảo hộ.


 


Quan trọng hơn nhiều, đó là phần hồn của thương hiệu. Đó chính là những cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Bởi chính phần hồn, phần vô hình của thương hiệu mới là sự đúc kết tinh hoa, sự phấn đấu miệt mài, không ngừng của doanh nghiệp.


 


Người ta vẫn thường dẫn Coca Cola làm ví dụ trong việc nêu giá trị vô hình của thương hiệu. Năm 2010, giá trị thương hiệu Coca là 70,452 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2009 [1]. Cũng có những trường hợp đặc biệt như Google, thành lập năm 1998 nhưng nay giá trị thương hiệu đã đạt 43,557 tỷ USD, tăng 36% so với năm trước [1].


 


Trong cuốn "Thương hiệu dành cho lãnh đạo [2], Richard Moore quan niệm "Thương hiệu là tổng hợp nhiều yếu tố được hình thành rõ ràng trong tâm trí khách hàng theo thời gian", David A. Aaker trong "Building strong Brands": "Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của khách hàng". "


 


Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty". Theo Jack Trout, cạnh tranh không phải trong sản phẩm mà bởi thương hiệu. Ông viết: "Cuộc chiến trên thương trường không phải diễn ra trong Sản phẩm mà diễn ra trong tâm trí khách hàng" [3].


 


Do vậy, từ giờ trở đi, trong khuôn khổ bài viết, thương hiệu được hiểu là phần hồn, phần vô hình của thương hiệu. Đó chính là những cảm nhận, hình ảnh trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc đến tên của thương hiệu ấy.


 


Cũng tương tự như vậy, khi nói đến thương hiệu quốc gia, chúng ta hiểu, bên cạnh phần xác, những dấu hiệu nhận biết như nhãn mác, câu chữ "Made in Vietnam" hay "Vietnam Value Inside" là phần hồn, tình cảm, hình ảnh trong tâm trí quốc tế về Việt Nam.


 








Ảnh: shutterstock

 


Việt Nam đã có thương hiệu quốc gia hay chưa? Nếu coi lá cờ Tổ quốc như biểu trưng, nhận dạng thương hiệu quốc gia Việt Nam, thì chúng ta đã có thương hiệu, một dân tộc anh hùng, đánh thắng những đế quốc lớn, một dân tộc tuy nghèo nhưng ham học và có những người giỏi về toán như giáo sư Ngô Bảo Châu.


 


Còn nếu lấy nhãn "Made in Vietnam" như nhận dạng thương hiệu kinh tế Việt Nam, thì chúng ta hầu như chưa có thương hiệu. Nghĩa là, bên ngoài, thậm chí khách hàng có rất ít cảm nhận về thương hiệu kinh tế Việt Nam.


 


Những phép màu châu Á


 


Nhìn lại các phép màu kinh tế của Châu Á, đều thấy vai trò quyết định của xuất khẩu, của chiến lược marketing, và đặc biệt là một chiến lược thương hiệu cực kỳ hiệu quả.


 


"Khi nói đến Nhật là ai nấy đều biết đó là cường quốc công nghệ cao, điện tử và robot" [4]. Nghĩa là thương hiệu quốc gia của Nhật là công nghệ cao, điện tử và robot. Và bây giờ, khi nói tới Hàn Quốc, ta nghĩ tới mỹ phẩm, điện tử, ô tô gần cao cấp bằng Nhật. Đó là thương hiệu quốc gia của Nhật, Hàn Quốc.


 


Trong khoảng những năm 1960-1980, người ta cảm nhận được rõ nét khác biệt của thương hiệu Nhật Bản: Chất lượng cao gần bằng Châu Âu, Mỹ, nhưng giá rẻ hơn khá nhiều (bằng khoảng 2/3 giá hàng tương đương của Châu Âu).


 


Đó cũng là chiến lược marketing của Nhật khi thâm nhập vào thị trường cao cấp của các nước phát triển. Tại thời điểm đó, chúng ta thấy các vô tuyến Sony, Panasonic, National cạnh tranh với các vô tuyến Philip của Hà Lan, Thomson của Pháp; Các máy ảnh Nikon, Canon, Pentax, v.v. cạnh tranh với máy ảnh Leica của Đức, Kodak của Mỹ; Đồng hồ Seiko, citizen cạnh tranh với các đồng hồ Thụy Sỹ, thậm chí nhạc cụ như ghi ta Tây Ban Nha, piano cũng bị các sản phẩm tương đương về chất lượng nhưng với giá rẻ hơn như Yamaha của Nhật cạnh tranh.


 


Và chúng ta thấy hiện nay hầu như các sản phẩm của Nhật thời đó đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thế giới với hình ảnh, định vị đã thay đổi: Chất lượng cao, giá cao. Các sản phẩm truyền thống của Châu Âu rất nhiều đã biến mất, phần còn lại, thì chủ yếu chiếm lĩnh thị trường ngách rất nhỏ, những người cực kỳ chuyên nghiệp, giàu và sành điệu.


 


Sự khác biệt trong thương hiệu của Hàn Quốc cũng thật ấn tượng. Từ khoảng năm 1980, chúng ta cũng thấy hình bóng, cách tiếp cận thị trường như của Nhật Bản trước đây, nhưng với vai trò thương hiệu Hàn Quốc với chất lượng thấp hơn Nhật Bản và giá rẻ hơn hẳn và cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của các nước phát triển.


 


Khi tấn công vào thị trường Việt Nam, cách tiếp cận của Hàn Quốc không ào ạt như của Nhật những năm 1960-1980, mà từ từ, ngấm sâu, thông qua các kênh văn hóa mà nhiều nhất là phim ảnh và ca nhạc.


 


Khoảng từ những năm 1995, trào lưu xem phim Hà Quốc mạnh đến nỗi các cô gái Việt Nam cũng bắt chước các nhân vật trong phim Hàn Quốc, sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc, son môi thâm nâu. Cũng rất nhẹ nhàng, từ từ, đầu tiên là các ô tô tải, xe khách Hyundai, đến nay, tràn ngập xe du lịch Hàn Quốc trên các nẻo đường Việt Nam. Thậm chí cả việc đô thị hóa, sông Hồng cũng sẽ mang dáng dấp của sông Hàn như dự án bên sông Hồng mà người ta nói đến nhiều. Hàn Quốc rất giỏi tiếp thị, quảng bá thông qua văn hóa, cụ thể là phim ảnh [5].


 


Đó là sơ lược về đường đi, nước bước của hai hiện tượng được thế giới gọi là sự màu nhiệm kinh tế Đông Á. Với Việt Nam, chọn con đường nào đây, với sự khác biệt nào đây?


 


---


Tài liệu tham khảo


1. Best Global Brands 2010 on


http://www.interbrand.com/en/knowledge/best-global-brands/best-global-brands-2008/best-global-brands-2010.aspx


2. Richard Moore . Thương hiệu dành cho lãnh đạo - NXB Trẻ -- Tái bản lần 1


3. Jack Trout With Steve Rivkin. Định vị thương hiệu - NXB Thống kê - (Dương Ngọc Dũng, TS. Phan Đình Quyền)


4. Phạm Huyền, Doanh nhân Việt và câu chuyện hình ảnh quốc gia, 02/9/2010,


http://vnr500.vn/2010-09-02-trang-page


5. Trần Đông, Kinh doanh quan hệ rất hiện thực với nghệ thuật


http://vef.vn/2010-11-17-kinh-doanh-quan-he-rat-hien-thuc-voi-nghe-thuat


 


Theo VEF


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Hà Nội 10 độ C, cây cối bật gốc vì gió rét (15-12-2010)
    Hai bờ sông Sài Gòn: vẫn chờ quy hoạch (15-12-2010)
    Người tiêu dùng sợ trái cây Trung Quốc (14-12-2010)
    Ông trùm của WikiLeaks được tại ngoại (14-12-2010)
    Đổ xô vào rừng tìm cây kim cương (14-12-2010)
    Chủ nợ khước từ đề xuất hoãn nợ của Vinashin (07-12-2010)
    Việt Nam tăng cường an toàn thông tin mạng sau các vụ tin tặc  (07-12-2010)
    Hoài nghi về tính hiệu quả của đường sắt cao tốc (04-12-2010)
    Phạt hành chính cây xăng lẫn nước lã  (01-12-2010)
    Mưa to gây ngập lụt kéo dài (30-11-2010)
    Giải mã "lợi ích cốt lõi" và "đường lưỡi bò" của Trung Quốc (29-11-2010)
    Cứu trợ lũ lụt bằng bột giặt quá “đát”? (29-11-2010)
    Cuộc sống ở Nhật bản... (29-11-2010)
    Việt Nam không nên bắt chước Trung Quốc làm hàng giá rẻ (29-11-2010)
    Trung Quốc: Bản sao nước Mỹ của thế kỷ 19? (28-11-2010)
    Khi đạn pháo hoá đảo thành đất chết  (25-11-2010)
    Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% (24-11-2010)
    Cuộc sống khốn khổ vì nước biển vây hãm (22-11-2010)
    'Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt việc bệnh nhân chung giường' (22-11-2010)
    Ô nhiễm uy hiếp du lịch biển (21-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152861579.